CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC
 

I.  MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Nhà trường thực hiện mục tiêu xây dựng môi trường học tập văn hoá, thân thiện, nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo trong mọi hoạt động của học sinh. Giáo dục, đào tạo những thế hệ học sinh phát triển đúng đắn, lâu dài và toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản; góp phần hình thành phát triển lứa tuổi thiếu niên; làm nền tảng chuẩn bị cho học sinh học tốt những bậc học tiếp theo.

 

II. NỘI DUNG

1. Nội dung phương pháp giáo dục

Đảm bảo cho học sinh có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán, có thái độ đúng mực đối với những hành vi đúng - sai; hiểu biết về tự nhiên xã hội và con người; biết biểu hiện những cảm xúc trước cái hay cái đẹp; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và y thức giữ gìn bảo vệ môi trường; phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh.

Giáo dục toàn diện, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình.

Phương pháp dạy học thân thiện, tích cực, tạo sự thoải mái trong học tập, với phương châm “Vui để học- Học để hiểu – Học để biết - Học để thực hành”. Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát huy tính tự giác, tư duy sáng tạo và năng khiếu. Luôn lắng nghe, động viên và khuyến khích những y tưởng, sáng kiến của học sinh.

 

2. Chương trình và các môn học

Chương trình:

- Thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học thống nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Học 2 buổi/ ngày. Học văn hóa và các môn năng khiếu theo thời khóa biểu, ăn và nghỉ tại trường theo quy định.

- Tuần học 06 ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy, riêng thứ Bảy của tuần thứ nhất và tuần thứ ba trong tháng học sinh được nghỉ học (Giáo viên họp chuyên môn và nghiệp vụ).

* Các môn học bắt buộc:

 + Lớp 1,2,3 gồm 10 môn học: Tiếng Việt, Toán, Đạo Đức, Tự nhiên và Xã hội, Mỹ thuật, Đạo đức, Thủ công, Âm nhạc, Thể dục, Tiếng Anh .

+ Lớp 4,5 gồm 11 môn học: Tiếng Việt, Toán, Đạo Đức, Khoa học, Lịch sử - Địa lí, Mỹ thuật, Đạo đức, Âm nhạc, Kỹ thuật, Thể dục, Tiếng Anh .

*  Ngoài ra còn có các tiết phụ đạo và bồi dưỡng:

- Toán, Tiếng việt, Tiếng anh.

- Viết chữ đẹp, Âm nhạc (Ca hát, đàn), Mỹ thuật…

* Các môn tăng cường và hoạt động ngoại khóa:

- Tin học nâng cao, Võ thuật, Aerobic.

- Tổ chức ôn tập – Kỹ năng giao tiếp qua hoạt động “Rung chuông vàng”.

- Tham quan dã ngoại, hoạt động Xã hội, từ thiện nhân đạo tùy theo từng chủ điểm trong tháng.

- Học sinh được tham gia hoạt động, vui chơi, giải trí vào các ngày lễ hội: Quốc khánh, Khai giảng, Trung thu, Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Tết Nguyên đán, Quốc tế Thiếu nhi 01/06, Tổng kết năm học… Thông qua đó, các em hiểu biết thêm về văn hóa truyền thống của Dân tộc và có những cảm nhận sâu sắc về công ơn của các bậc sinh thành và thầy cô...

 

III. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Chương trình văn hóa 

Chương trình đào tạo bậc tiểu học do Bộ GD-ĐT quy định.

Với phương châm “tối ưu hóa chương trình của Bộ GD&ĐT”, giúp các em nắm vững kiến thức trọng tâm của từng cấp lớp một cách nhẹ nhàng, hiệu quả.  


2. Chương trình tiếng anh

Chương trình được thiết kế riêng nhằm trang bị cho học sinh các kỹ năng ngôn ngữ cần thiết để có thể chuyển tiếp theo học tại các trường Trung học có học Tiếng Anh trên toàn quốc. Giáo trình đảm bảo tính cập nhật, tiên tiến về nội dung và phương pháp biên soạn, được chọn lọc. Đội ngũ giáo viên được tuyển chọn trực tiếp, đều tốt nghiệp Đại học, đạt chuẩn sư phạm về lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh.

Học sinh được chú trọng phát triển các kỹ năng ngôn ngữ trực tiếp với giáo viên ngoại ngữ. Vì thế các em sẽ có được sự chuẩn xác trong phát âm, nắm bắt ngữ pháp một cách căn bản, vững vàng và tự tin khi giao tiếp Tiếng Anh. Học sinh được luyện nghe nói, viết... 

 

3. Chương trình công nghệ thông tin

    Tận dụng những thành tựu trong ngành công nghệ thông tin tiên tiến, đặc biệt theo chương trình đào tạo dành cho bậc Tiểu học. Chương trình giáo dục Công nghệ thông tin của nhà trường cam kết với mục tiêu là khai thác tối đa các nguồn lực công nghệ để mở rộng cơ hội học tập cho học sinh, bằng những kỹ năng học tập, bồi dưỡng tinh thần học hỏi và tạo lực cho học sinh trong lối “tư duy tích cực”. 

     Giáo trình được trình bày hệ thống, khoa học, rõ ràng và mang tính sư phạm cao. Trong một không gian có sự hổ trợ của kỹ thuật tiên tiến và thân thiện, học sinh sẽ được trang bị từ các kỹ năng cơ bản nhất như việc thuần thục bàn phím, xây dựng các tập tin, cho đến việc truy cập thông tin, đáp ứng nhu cầu học tập dài lâu của các em và sau hết là hình thành trong các em những y tưởng khoa học sáng tạo.


4. Chương trình phát triển năng khiếu

- Giáo dục nghệ thuật

Ngoài bộ môn Mỹ thuật do Bộ GD-ĐT qui định, dựa trên đặc điểm tâm lý lứa tuổi, chương trình giáo dục nghệ thuật bậc tiểu học được thiết kế nhằm phát triển tri thức, kỹ năng và óc mỹ học của học sinh.

- Thông qua quá trình tự sáng tác, thực hiện các tác phẩm tạo hình dựa trên óc quan sát, thể nghiệm cá nhân và các hình thức biểu đạt về sự vật, sự việc cũng như dựa trên những góc nhìn, ý kiến  của người khác.

- Giáo dục âm nhạc

Bộ môn giáo dục âm nhạc nhằm giúp cho học sinh phát triển được những tri thức, kỹ năng đánh giá, thưởng thức âm nhạc.

- Thông qua việc học tập các hình thức, thể loại âm nhạc yêu thích, các em sẽ nhận biết và miêu tả sự vật, sự việc bằng ngôn ngữ và khái niệm của nhạc học.

- Trong không gian thư giãn của âm nhạc bên cạnh các giờ học văn hoá, các em sẽ hình thành và nâng cao nhận thức của mình về vai trò của âm nhạc trong đời sống qua đó góp phần bồi dưỡng óc thẩm mỹ và tính sáng tạo cá nhân trong đời sống thực tế.

- Giáo dục thể chất

Giáo dục thể chất trong hệ thống tiểu học của nhà trường là một đóng góp mang tính toàn diện và nhất quán, không những nâng cao thể chất của học sinh mà còn tạo ra sự hài hòa, cân bằng trong các em, xét ở bình diện trí tuệ, tình cảm, tinh thần và thẫm mỹ.

Mục tiêu sau cùng của bộ môn thông qua việc học tập các loại hình thể thao trong giờ như thể dục thẩm mỹ, Aerobics, võ thuật..., đồng thời với việc đẩy mạnh các hoạt động thể chất, còn góp phần bồi dưỡng tính can đảm, niềm tin cá nhân cũng như tinh thần đồng đội trong người học.
 

5. Chương trình giáo dục giá trị và kỹ năng sống

- Mục đích chương trình giáo dục giá trị sống của nhà trường, là góp phần giúp học sinh nhận biết và hình thành các giá trị sống căn bản, phổ quát trong mối liên hệ giữa hoài bão cá nhân và ý tưởng sống chuẩn mực của xã hội. Từ đó, các em có thể suy ngẫm, lựa chọn, xây dựng và phát triển bản thân theo những giá trị cốt lõi để làm kim chỉ nam cho mọi ứng xử xã hội.

- Nội dung giáo dục kỹ năng sống dành cho học sinh bậc tiểu học được chủ định thiết kế lồng ghép vào trong chương trình học tập văn hoá, trên từng bài giảng tại lớp và qua nội dung các hoạt động ngoại khoá theo chủ đề. Với mục tiêu hình thành các kỹ năng và giá trị sống một cách tự nhiên, phù hợp với tâm lý lứa tuổi, nhà trường xây dựng cho học sinh những kỹ năng học và tự học, kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ, kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm v.v. . Nội dung chương trình còn hướng đến hình thành cho các em những kỹ năng cơ bản liên quan đến những bối cảnh sống khác nhau trong xã hội như tinh thần trách nhiệm, tính tự lập, biết tôn trọng bản thân và mọi người….

Với nguyên tắc chủ đạo trong phương pháp đào tạo là cá thể hoá quá trình học tập, mỗi học sinh luôn được các thầy cô giáo theo dõi, cố vấn sát sao để giúp cho các em nhận biết rõ giá trị bản thân và quý trọng người khác để có những hành xử đúng đắn, có ý thức, thể hiện lòng tự tôn và tinh thần trách nhiệm. Trong quá trình này, nhà trường thường xuyên duy trì và cải tiến chế độ thông tin, liên lạc với phụ huynh- những người vốn là đồng tác giả với nhà trường trong việc rèn luyện, bồi dưỡng và xây dựng nhân cách sống cho các em.

IV. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

1. Phương pháp học tập tích cực

Lấy học sinh làm trung tâm của lớp học, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng ngay tại lớp, không gây áp lực học tập. Các em chủ động tham gia vào bài học, bài giảng dưới nhiều hình thức như thảo luận nhóm, sắm vai, thuyết trình. Phương pháp này còn hình thành cho các em kỹ năng làm việc với nhóm, tương tác trong tập thể, có được tính mạnh dạn, tự tin trước đám đông và tính chủ động trong tìm tòi, và quan trọng hơn là ý thức trách nhiệm trong học tập cũng như trong đời sống.

 

2. Phương pháp tư duy phê và tự phê

Tư duy phê phán là phát triển suy nghĩ độc lập và tư duy của học sinh thông qua các thao tác học tập cơ bản, nhằm hướng đến chất lượng của tư duy và giúp cho học sinh nắm bắt vấn đề một cách nhanh nhạy, khoa học và biết bày tỏ chính kiến của mình, có y thức phê bình và tự phê bình. Khác với hướng giảng dạy truyền thống, giáo viên sử dụng những kỹ thuật nêu vấn đề bằng việc đặt những câu hỏi phù hợp, hướng dẫn học sinh cách tiếp cận, nhìn nhận, thay vì chỉ đơn thuần truyền thụ kiến thức một chiều.

 

3. Phương pháp lồng ghép tích hợp (Lồng ghép đồng thời giữa các môn học):

Việc thiết kế các chủ điểm bài giảng, gắn kết các bài tập giữa các bộ môn như Toán - Tiếng Việt, Toán - Tiếng Anh, Tiếng Anh – Mĩ thuật v.v giúp học sinh liên hệ những tri thức mới với vốn hiểu biết có sẵn trong các em, củng cố kiến thức và mở rộng những góc nhìn từ những bình diện khác nhau, và từ đó nâng cao hiệu quả học tập, cũng như hình thành cho các em những thói quen nắm bắt vấn đề một cách toàn diện và sâu sắc hơn. 


4. Phương pháp lấy học sinh làm trung tâm

Là sự đổi mới trong hoạt động dạy và học, trong đó, người thầy không chỉ là người truyền thụ kiến thức duy nhất mà còn là người thiết kế, tham vấn và học sinh là người trực tiếp thi công, kiến tạo tòa nhà tri thức của mình dựa trên nền hiểu biết cá nhân. Là chủ thể của quá trình tiếp thu tri thức, các em sẽ chủ động hơn trong hoạt động học tập và do vậy các yếu tố như nhu cầu, động cơ, phong cách và hiệu quả học tập cụ thể thường xuyên được giáo viên cân nhắc trên từng bài học. 

 

5. Rèn kỹ năng đọc 

Rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc sách tại nhà và ở trường, tăng vốn ngoại ngữ, hình thành sự ham thích đọc sách và thói quen tự học ngay từ nhỏ. Thông qua việc góp ý, khuyến khích và trưng bày các thành quả do các em tự làm ra, nhà trường đã tạo môi trường thuận lợi cho các em tự tin tìm tòi, học hỏi và sáng tạo.

 

V. MÔI TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG

1. Chăm sóc đến từng học sinh

Nhà trường xem học sinh là đối tượng trung tâm, được đặt lên hàng đầu trong quá trình chăm sóc, phục vụ, giáo dục và giáo dưỡng. Quan điểm này được chia sẻ sâu rộng, nhất quán từ cấp quản lý cao nhất đến từng cán bộ phục vụ, bảo mẫu, bảo vệ và được thể hiện xuyên suốt trong tất cả các bậc học của nhà trường. Không chỉ dừng lại ở quan điểm quản trị trên toàn hệ thống, mà chính sĩ số học sinh có giới hạn, bên cạnh yếu tố cơ sở vật chất đảm bảo và những quy trình chăm sóc chặt chẽ là những thành tố đảm bảo cho nguyên tắc chăm sóc học sinh sâu sát từng em một.

 

2. Sĩ số lớp hạn chế

Trung bình mỗi lớp 25- 30 học sinh, giúp giáo viên quan tâm tới từng em, hướng dẫn các em ôn bài và làm bài tập ngay tại lớp, nhờ đó việc học tập không bị căng thẳng, các em không phải đi học thêm.

 

3. Chăm sóc y tế

Ngoài các chương trình khám sức khỏe định kỳ, các nhân viên y tế luôn có mặt thường trực tại trường để giải quyết các vấn đề sức khỏe phát sinh. Nhà trường cũng có đội ngũ tư vấn tâm lý để tư vấn cho học sinh khi cần. Nhà trường đặc biệt coi trọng việc duy trì mối liên lạc chặt chẽ với phụ huynh trong việc chăm sóc và giáo dục các em.

 

4. Chăm sóc về thể chất 

Chất lượng chăm sóc được thể hiện qua từng bữa ăn, giấc ngủ, hoạt động vệ sinh, vui chơi, sinh hoạt hay học tập, để các em có được sức khoẻ và phát triển thể chất lành mạnh nhất. 
 

VI. HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA 

Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa phong phú, đa dạng, có chủ đích và định hướng, vừa củng cố kiến thức thông qua phương pháp học tập trực quan sinh động, vừa rèn luyện cho học sinh sự dạn dĩ, tự tin, giúp các em hình thành những thao tác cơ bản của óc quan sát, ban đầu cọ sát với thực tế để kiểm nghiệm kiến thức được học từ ghế nhà trường, qua đó góp phần làm giàu kỹ năng sống thực tế.

Các hoạt động từ thiện nhân đạo, rèn luyện cho học sinh lòng nhân ái, sẻ chia và hình thành nhân sinh quan đúng đắn.  các lễ hội, trung thu, tết thiếu nhi, lễ 20/11, Noel…không chỉ rèn luyện cho các em sự tự tin, năng động mà còn giúp các em tìm hiểu các nét văn hóa đặc trưng độc đáo của dân tộc. 

 

VII. HOẠT ĐỘNG HÈ

Chương trình Hè hàng năm là cơ hội để các em tận hưởng những ngày hè thật ý nghĩa, vừa được vui chơi thỏa thích, vừa được khám phá thế giới xung quanh với bao điều mới lạ. Đặc biệt, chương trình giúp các em rèn luyện những kỹ năng sống căn bản, nhận thức được giá trị cốt lõi của sự yêu thương, tôn trọng và đoàn kết  tập thể, để từ đó xây dựng tinh thần chia sẻ, ý thức trách nhiệm cho các em. Ngoài ra, chương trình còn là dịp để các em ôn luyện và tăng cường kiến thức nền tảng đã học trong năm, làm quen dần với một số khái niệm mới trong chương trình Bộ GD-ĐT cũng như chuẩn bị tâm thế tự tin, sẵn sàng bước vào năm học mới. 

Chương trình Hè Khám Phá là cơ hội giúp các em  tiếp cận với những nguồn tri thức mới, đa dạng và phong phú về đất nước thông qua hoạt động rung chuông vàng …Bên cạnh đó, các em còn được khuyến khích thể hiện năng khiếu cá nhân, hình thành ý thức hợp tác đồng đội khi tham gia thi đấu những môn thể thao đầy hứng khởi của chương trình  . Sự kết hợp của các hoạt động này mang đến cho các em những bài học bổ ích và lý thú về thế giới xung quanh, giúp các em hình thành các kỹ năng nhận thức chuyên sâu về vai trò cá nhân trong tập thể, cũng như phát triển toàn diện về mặt các mặt thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ.

Đối với các học sinh chưa học tiếng Anh trước đây  thì chương trình tiếng Anh hè sẽ trao cho các em một vốn Anh ngữ căn bản để có thể bắt kịp chương trình của nhà trường./.